Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ

0/5 No hay votos

Reportar esta app

Description

Để bản vẽ được rõ ràng và trực quan nhất thì các thiết bị điện sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ và được quy ước theo tiêu chuẩn.

Hệ thống ống điện cũng có những ký hiệu riêng trên bản vẽ thiết kế thi công cơ điện.

Song song với các thiết bị điện, ống thép luồn dây điện, máng cáp, thang cáp cũng là một trong thiết bị điện quan trọng trong bản vẽ kí thuật.

Phương pháp đọc bản vẽ điện

Để đọc được 1 bản vẽ điện, người dùng không chuyên có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị các bản vẽ cần thiết

Bản vẽ thiết kế điện là bản vẽ thể hiện các thông tin về cách bố trí, các thiết bị điện như: thiết bị chiếu sáng, vị trí các ổ cắm, công tắc, cầu dao điện, cách đi dây điện, ống bọc dây điện trong công trình, sơ đồ nguyên lý hoạt động của nguồn điện.

Bước 2: Đọc bảng ghi chú ký hiệu

Các thiết bị điện như đèn, quạt điện, máy lạnh, ổ cắm… có các ký hiệu trong bản vẽ điện riêng và được thể hiện qua bảng thiết kế, tùy từng bảng vẽ mà người thiết kế sẽ có bảng ghi chú ký hiệu riêng.

Bước 3: Đọc cách bố trí các thiết bị điện.

Cần xác định được các yếu tố cần thiết sau khi đọc cách bố trí của từng thiết bị điện:

Tham khảo thêm ngay  Cách đọc sơ đồ mạch điện và cách phân tích mạch điện

Vị trí lắp đặt

Cách lắp đặt ( trên trần, tường, sàn)

Kích thước, hình dạng thực tế của thiết bị.

Các thông số kỹ thuật khác kèm theo

Bước 4: Đọc cách đi dây.

Thường thì trong 1 công trình ta sẽ phân chia làm 3 phần nguồn điện cho 3 hạng mục lớn đó là :

Hạng mục chiếu sáng

  • Đèn được bố trí điều khiển bởi công tắc nào? Thuộc cụm công tắc nào? Vị trí ở đâu
  • NGuồn cấp cho cụm công tắc đó có ký hiệu là gi

Hạng mục vị trí các ổ cắm và các thiết bị điện đặc biệt như máy bơm nước, bình nóng lạnh…

  • Vị trí ổ cắm, chiều cao ổ cắm điện.
  • Các ổ cắm nào cùng chung một nguồn điện cấp
  • Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm chung nguồn là gì, ký hiệu ổ cắm điện trên bản vẽ

Hạng mục làm mát ( điều hòa không khí).

  • Vị trí lắp đặt thiết bị điện
  • Ký hiệu của nguồn cấp các thiết bị này

Bước 5: Đọc sơ đồ nguyên lý

Cần lư ý các điểm như sau:

  • Thông số của thiết bị đóng ngắt, điều khiển
  • Thông số của cáp nguồn, dây tải điện
  • Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào
  • Vị trí của công tắc/ tủ điện trong sơ đồ nguyên lý và cách đi dây của từng loại thiết bị đến công tắc điện

Để thi công ống luồn dây điện âm tường đúng cách nhất, trước khi thi công người ta cũng phải lên một sơ đồ đi dây hơp lý nhất. Vậy cách luồn dây điện âm tường đúng cách là như thé nào?

Tham khảo thêm ngay  ELCB là gì? ELCB hoạt động như thế nào?

6. Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ

6.1 Các ký hiệu bằng hình vã

Các loại đèn điện và thiết bị sử dụng điện

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1613-75, các dạng đèn điện và các thiết bị liên quan dùng trong chiếu sáng được quy định ký hiệu như sau:

ký hiệu đèn

ký hiệu đèn 2

Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75 các thiết bị có chức năng đóng cắt, bảo vệ trong mạng gia dụng và ký hiệu điện dân dụng liên quan dùng trong chiếu sáng thường dùng với các ký hiệu sau:

thiết bị đóng cắt bảo vệ điện dân dụng

Các thiết bị đo lường

thiết bị đo lường

Các loại thiết bị đóng cắt, điều khiển

Các thiết bị có chức năng đóng cắt, điều khiển dùng trong mạng điện công nghiệp được quy ước thành các ký hiệu trong bản vẽ điện công nghiệp theo TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75

thiết bị đóng cắt công nghiệp

6.2 Các ký hiệu bằng chữ

Trong một bản vẽ thiết kế điện, ngoài các ký hiệu bằng hình vẽ thì người ta cũng quy ước và thể hiện một số ký hiệu bằng ký tự để giúp cho việc phân tích thuyết minh bản vẽ dễ dàng hơn

Tùy theo ngôn ngữ của từng quốc gia mà các ký tự sẽ khác nhau

Trường hợp trong bản vẽ có sử dụng nhiều thiết bị cùng loại thì ta thêm vào ký tự thể hiện các con số để phân biệt. Ví dụ: 1CD, 2CD, Đ 1, Đ 2…

Tham khảo thêm ngay  ELCB là gì? ELCB hoạt động như thế nào?

Ta cso bảng ký hiệu vẽ điện dân dụng bằng chữ phổ biến dưới đây:

ký hiệu bằng chữ 2

ký hiệu bằng chữ

ký hiệu bằng chữ trong bản vẽ

Như vậy đối với một người thợ điện hay một kỹ sư cơ điện chuyên nghiệp thì việc hiểu rõ, vận dụng và khai thác hiệu quả các ký hiệu điện để hoàn thành một bản vẽ là một yêu cầu cơ bản và tiên quyết.

Công đoạn này quyết định rất lớn tới việc thi công cơ điện cho bất cứ công trình nào mà đảm bảo đủ yếu tố từ an toàn điện, bố trí mạng lưới điện một cách khoa học và hợp lý cũng như thẩm mỹ nhất.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *